PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÀI LUẬN TIẾNG ANH.
1. Tầm quan trọng của bài luận viết.
Bài luận viết là hình thức hiệu quả nhất trong số các dạng bài tập làm văn nhằm đánh giá sự tiến bộ của học viên về trình độ tiếng Anh. Để viết một bài luận hay, người viết phải hiểu rõ chủ đề cũng như biết cách sắp xếp và trình bày các sự kiện theo một trình tự logic. Hơn nữa phải diễn đạt quan điểm, tình cảm, ý tưởng, nhận thức rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn bên cạnh văn phong truyền cảm. Tất cả đòi hỏi kiến thức từ vựng vững chắc, trí tưởng tượng phong phú và cách diễn đạt rõ ràng, linh hoat. Vì thế việc tham khảo nghiêm túc những cuốn sách chọn lọc là rất cần thiết. Vì những kiến thức học hỏi khai thác được từ những tác phẩm hay đều góp phần phát triển khả năng biện luận tư duy và viết lách ở một mức độ nào đó.
Khả năng viết luận không chỉ quan trọng trong thi cử mà còn liên quan đến nhiều vấn đề cá nhân. Phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà thông tin văn bản ví dụ như thư từ đóng vai trò rất quan trọng. Ngày nay, mỗi một người dân có trình độ văn hóa đều phải biết viết. Khả năng đọc viết thật sự quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Sự nghiệp có thành công hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt trong khi nói và viết. Vì vậy mọi học viên nên hãy thường xuyên thực hành viết luận về nhiều chủ đề khác nhau để phát triển khả năng viết văn trôi chảy và linh hoạt.
2. Những chú ý khi làm văn.
Một trong những điểm mấu chốt để viết luận tốt là ý tưởng chung về một đề tài cụ thể. Nếu người viết không có những ý tưởng giá trị, bài luận chắc chắn sẽ nghèo nàn. Hơn nữa nếu được miêu tả diễn đạt khéo léo thì các sự việc bình thường cũng sẽ trở nên thú vị. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là câu văn phải rõ ràng, không quá hoa mỹ.
Sự diễn đạt rõ ràng phụ thuộc vào sự mạch lạc của ý tưởng. Thông thường, chỉ khi đã trải nghiệm qua một điều gì đó rồi thì người ta mới có ý tưởng chính xác về nó. Vì vậy trong bài thơ học sinh nên chọn để tài mình yêu thích và biết rõ hoặc một để tài khêu gợi tư duy hay viết về kinh nghiệm cá nhân
Trong giờ học và trong các kỳ thi các đề tài được đưa ra để kiểm tra kiến thức của người viết. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là học viên chỉ cần biết rõ đề tài mình chọn là đủ. Quan trong hơn, người viết phải diễn đạt sự việc bằng ngôn ngữ đơn giản hấp dẫn có hiệu quả. Vì vậy nên chọn cho mình một để tài phù hợp, và nếu có thể, nên viết về kinh nghiệm riêng trong cuộc sống.
Ngoài ra, những lưu ý khác về bài luận viết cũng được bàn đến trong những phần tiếp theo đây.
3. Các dạng bài luận viết.
Tùy theo mục đích, bài luận viết tạm thời được chia thành những dạng sau:
(A) The NARRATIVE ESSAY văn tường thuật về một câu chuyện ngăn.
(B) The DESCRIPTIVE ESSAY văn miêu tả trong đó người viết sắp xếp sự kiện theo trình tự logic, miêu tả người hoặc nơi chốn
(C) The ARGUMENTATIVE ESSAY văn tranh luận, trình bày cho người đọc ý kiến của tác giá về một vấn đề tranh cãi. Ví du: kỷ luật ở nhà trường.
(D) The REFLECTIVE ESSAY văn tự luận, thế hiện suy nghĩ của tác giả về một đề tài. Ví dụ: mơ ước của tôi khi trưởng thành.
(E) The EXPOSITORY hay FACTUAL ESSAY văn bình giảng, giải thích về một vấn đề cụ thể chẳng hạn: cách thức hoạt động của máy điện thoại
(F) The GENERAL ESSAY luận văn tổng hợp trình bày chung chung về một đề tài: máy hay tiền bạc v.v..
(G) The STRUCTURAL ESSAY luận văn kết cấu, ở đây người viết được yêu cầu viết theo những chủ điểm cụ thể.
Tuy nhiên không nên bó hẹp vì, sự phân loại trên. Một đề tài có thể được viết dưới nhiều thế loại. Chẳng hạn để tài "Làm vườn" có thế được viết theo lối miêu tả hay tổng hợp, nhưng cần thiết phải phân loại đề tài trước chứ không phải sau khi viết luận.
4. Cách thu thập tài liệu cho bài luận.
Thể loại của bài luận phải được xác định trước khi bắt đầu viết bài. Một khi đã phác họa dàn ý của bài luận người viết dễ dàng xây dựng cấu trúc của phần thân bài phần chính của bài văn truyền đạt thông tin của người viết cho người đọc.
Nếu có ít thông tin về đề tài một bài bình giảng chẳng hạn, người viết nên nghiên cứu thêm. Hãy đến thư viện để đọc sách tham khảo, từ điển bách khoa toàn thư, báo chí và những nguồn văn chương thích hợp khác rất hữu dụng. Khi đọc cần tóm tắt các sự kiện chứ không nên sao chép trong sách. Tuy nhiên đôi khi một hoặc hai cụm từ cũng giúp ích rất nhiều cho việc trau dồi từ vựng và phong cách viết. Dù vậy, thật may mắn là trong các kỳ thì ở trường, các đề bài luận thường đơn giản và các sự kiện dễ tìm. Mức độ yêu cầu tư duy và trí tưởng tượng cũng không cao lắm
Nhưng đôi khi cảm hứng và nguồn tài liệu thật dồi dào đến nổi người viết không biết nên chọn cái gì và bỏ cái gì. Vì vậy chỉ cần chọn từ nguồn tài liệu những gì cần thiết cho đề thi sau khi suy xét kỹ càng. Các thông tin lựa chọn phải là những thông tin thú vị và hữu ích nhất.
Ngoài ra, tài liệu để viết văn cũng có thể lấy từ sách báo, tạp chí định kỳ và các loại tạp chí khác. Các chương trình phát thanh, truyền hình phim ảnh cũng góp phần làm phong phú kiến thức của học sinh nếu biết cách sử dụng.
Cuối cùng phải thừa nhận rằng trí nhớ là sức mạnh. Bộ não có thể lưu giữ một lượng lớn thông tin và kiến thức nếu học viên chịu khó suy nghĩ trong khi thu thập tư liệu để viết đề tài. Bàn bạc và thảo luận với bạn bè cùng kích thích trí nhớ và vì vậy thường cung cấp nguồn ý tưởng và kiến thức phong phú cho bài luận.
5. Cách lập dàn ý một bài luận.
Sau khi thu thập tài liệu, bước tiếp theo là lập dàn ý. Điều này đòi hỏi công việc và suy nghĩ cẩn thận. Bởi vì sự thành công của bài luận phụ thuộc phần lớn vào dàn ý.
Trước tiên, người viết phải ghi chú ngay những sự kiện và ý tưởng vừa nảy ra trong đầu óc mình. Sau đó phải sắp xếp và phân nhóm các sự kiện. Người viết phải xem xét kỹ các sự kiện và ý rồi viết tiêu đề để phân chia đề tài. Các tiêu đề sẽ đại diện cho từng đoạn của bài luận văn.
Sau mỗi tiêu để. người viết phải sắp xếp sự kiện và ý tưởng theo trật tự miêu tả.
Đó là công việc chuẩn bi dàn ý sơ lược. Dàn ý này cần được xem lại và sửa chữa. Những sự kiện và ý tưởng không cần thiết sau khi xem xét cần lược bỏ. Những sự kiện và chi tiết mới chợt nảy ra trong suy nghĩ của người viết, cần được đưa vào chỗ chính xác trong bài văn. Cần chuyển những sự kiện được phân nhóm sai về đúng vị trí của nó.
6. Những nét quan trọng của dàn bài.
Những nét đặc trưng của dàn bài và bài văn được viết từ dàn bài là mở bài và kết luận.
Thông thường nên mở bài một cách tự nhiên. Mở bài nên cung cấp thông tin cần thiết để hiểu phần thân bài. Vì vậy ở phần mở bài nên đưa vào tên các nhân vật cảnh tượng hay tình huống của bài văn. Tóm lại phần mở bài chỉ là một đoạn ngắn của dàn ý.
Phần kết luận của bài văn nên gây ấn tượng cho người đọc nếu có thể. Một bài luận hay có thế bị làm hỏng bởi một kết luận nghèo nàn. Hơn nữa chính phần kết luận để lại những ấn tượng cuối cùng quyết đình điểm của bài văn. Vì vậy phần kết luận nên bao gồm một câu hay đoạn văn ngắn tóm tắt toàn bộ vấn đề bài luận. Phần này cần xuất hiện trong dàn ý dưới hình thức một đoạn văn ngắn.
Cuối cùng, cần chú ý đến sự cân đối của dàn ý cũng như của bài luận. Trọng tâm chú ý là ở những vấn đề quan trọng, chiếm phần lớn bài luận. Những vấn để kém quan trọng hơn được viết ngắn hơn và phần nào ít quan trọng nhất được viết ngắn nhất.
Sau đây là ví dụ của một dàn bài với chủ đề "Giá trị của du lịch".
Giá trị của du lịch.
Đoạn 1: Mờ bài: So sánh khát vọng du lịch của con người với nhu cầu được bay của chim.
Đoạn 2: So sánh sự đi lại trước đây và hiện nay:
Trước đây (i) không có đường sá; (ii) không có phương tiện. Vì vậy đi lại rất khó khăn, hoạt động con người bị hạn chế.
Hiện nay: (i) rất nhiều đường sá. (ii) rất nhiều phương tiện giao thông. Vì vậy hoạt động của con người không bị hạn chế nữa, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về đi lại.
Đoạn 3: Du lich cung cấp cho con người những cơ hội như: mở rộng kiến thức gặp gỡ nhiều người ở nhiều vùng, miền khác nhau hiểu biết những phong tục văn hóa nước ngoài thăm viếng những danh lam thắng cảnh mở rộng tầm nhìn học ngoại ngữ.
Đoạn 4: Ích lợi của du lich.
Việc tiếp xúc với người nước ngoài giúp chúng ta:
(i) hiểu những suy nghĩ và thái độ của họ.
(ii) biết về lối sống và niềm tin của họ
(iii) học hỏi kinh nghiệm từ sự thất bại và thành công của họ
(iv) thiết lập quan hệ bạn bè
(v) đẩy lùi mối nghi ngờ
(vi) hợp tác và trao đổi ý kiến, kiến thức. quan điểm với nhau
Đoạn 5 : Kết luận.
Khát vọng phiêu lưu và học hỏi của con người là vô tận. Con người sẽ luôn luôn thích du lịch.
THE ESSAY:
When man first looked at the bird flying in the sky and wandering away into the unknown regions of the earth. he at once felt the urge to travel and visit the lands beyond his immediate confines. This urge to travel is still so strong that people everywhere are always going to other lands to satisfy the urge.
That travel improves the mind and adds to a person's knowledge cannot be denied. When a person travels hc visits people of all races and places. He meets people whose customs and habits are not the same as his. He passes through areas of different climates and regions where even the plants and animals are different from those found in his own country. As he sees all these things he begins to realise how different the people and places are in different parts of the world. He also begins to learn that the struggles and occupations of the people in all parts of the canh are not the same. The work of the people of a country is influenced by geographical factors and religious beliefs.
The traveller also learns that though the people of the world do not follow the same customs and do the same kind of work everywhere. yet their feelings. hopes and desires are the same everywhere. A man in the
North Pole has the same feelings of love, sympathy and desperation as another in another distant part of the earth. They both laugh at and light and struggle for the same thing such as food, love and security for their families and themselves. They also have the same hopes and desires. Knowledge of all these things improves the mind of the traveller to a great extent. He ceases to suspect strangers and becomes more friendly with people who are not of the same race, religion and customs as he is.
Finally. travel helps one to know about the geographical differences of the various countries of the world. One secs with one's own eyes und remembers things which are not written about in any book. Such knowledge broadens one's mind and makes one a better and more reasonable person. The value of travel is therefore not difficult to realise.
BÀI LUẬN
Khi lần đầu tiên nhìn về những cánh chim tung bay trên bầu trời và lướt xa dần về những vùng đất chưa từng được biết đến trên trái đất. Con người ngay lập tức cảm thấy sự thôi thúc phải ra đi và viếng thăm những vùng đất bên kia ranh giới quen thuộc của mình. Sự thôi thúc ấy giờ đây vẫn còn mạnh mẽ đến nổi ở đâu và lúc nào cũng có những người đang du lịch đến những xứ sở khác để thỏa mãn sự thúc giục này.
Không thể phủ nhận rằng chính du lịch đã mở mang trí óc và kiến thức con người. Khi du lich ta có thể thăm viếng người dân thuộc mọi chủng tộc và xứ sở. Ta có thể gặp gỡ những người có phong tục và thói quen không giống mình. Ta có thể đi qua những vùng đất có khí hậu khác nhau và những nơi mà cả cây cối và thú vật cũng khác với ở nước mình. Khi chứng kiến những điều này, ta bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa con người và cảnh vật ở những phần khác nhau của thế giới. Ta cũng bắt đầu hiểu rằng những cuộc đấu tranh và chiếm hữu của con người trên trái đất không như nhau. Công việc của người dân ở một quốc gia bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý và tín ngưỡng.
Người hay du lịch cũng hiểu được rằng cho dù các dân tộc trên thế giới không có cùng phong tục tập quán và cũng không làm các công việc giống nhau, nhưng những tình cảm, hy vọng và mơ ước của họ thì ở đâu cũng vậy. Một người ở sống ở Bắc cực cũng có cảm giác yêu thương, cảm thông và tuyệt vọng như bất kỳ ai khác sống tại một vùng đất khác trên trái đất. Cả hai cũng cười, cũng tranh đấu và vật lộn vì những lý do như nhau như thực phẩm, tình yêu thương và sự an toàn cho gia đình và bản thân. Cả những ước mơ và khát vọng của họ cũng giống nhau.
Kiến thức về những điều này giúp mở mang trí tuệ của nhà du lịch rất nhiều. Ta sẽ không còn nghi ngờ những người lạ nữa, và trở nên thân thiện hơn với những người không cùng chủng tộc tôn giáo và phong tục của mình.
Cuối cùng, du lịch giúp ta hiểu biết về những khác biệt địa lý giữa các quốc gia trên thế giới. Ta được tận mắt và ghi những điều mà không một quyển sách nào đã từng ghi chép. Những kiến thức như thể mở rộng trí óc và làm cho người ta tốt hơn dễ chịu hơn. Giá trị của du lịch vì thế rất dễ nhận thấy.
7. Một điểm quan trọng của bài luận.
Một đặc điểm quan trọng trong bài luận là "sự chuyển tiếp" hay thủ thuật chuyển ý từ một đoạn sang đoạn tiếp theo. Người viết không nên nhảy từ ý này sang ý khác mà không chỉ ra sự liên hệ của đoạn sau với đoạn trước. Phần cuối của một đoạn là chuẩn bị cho đoạn kế tiếp. Đôi khi cần viết một câu ở cuối đoạn chỉ đơn thuần để cho thấy sự liên hệ với những gì tiếp sau mà không phải cung cấp thêm thông tin.
Trong một bài luận cần phải chú trọng đến những điểm sau:
(i) Ngữ pháp
(ii) Trật tự chính xác của từ
(iii) Dấu chấm
(iv) Biến đổi độ dài và hình thức câu văn
(v) Sự trong sáng
Nên tránh những điều sau:
(i ) Từ lóng
(ii) Từ viết tắt, ngoại trừ những từ được chấp nhận như “Mr"
(iii) Sử dụng thường xuyên từ "tôi"
(iv) Ngôn ngữ giả tạo
Cuối cùng, sau khi đã viết xong bài luận nên đọc lại cẩn thận. Cần sửa đổi và bổ sung những chỗ cần thiết.
Phương Pháp Viết ESSAY IELTS.
Tag tìm kiếm:
bài viết tiếng anh theo chủ đề
200 bài luận tiếng anh
các bài luận tiếng anh đơn giản
cách viết đoạn văn tiếng anh
các bài luận tiếng anh thông dụng
thi viết tiếng anh
các bài luận tiếng anh lớp 10
bí quyết viết đoạn văn tiếng anh
Tag tìm kiếm:
bài viết tiếng anh theo chủ đề
200 bài luận tiếng anh
các bài luận tiếng anh đơn giản
cách viết đoạn văn tiếng anh
các bài luận tiếng anh thông dụng
thi viết tiếng anh
các bài luận tiếng anh lớp 10
bí quyết viết đoạn văn tiếng anh
No comments:
Post a Comment